La Hán Phục Ma Thần Công Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

La Hán Phục Ma Thần Công là môn võ công xuất hiện trong truyện Hiệp khách hành, đây là một môn nội công tối thượng thừa của Phật môn, được một vị cao tăng Thiếu Lâm sáng lập ra.

La Hán Phục Ma Thần Công nguyên là một bộ tượng Phật gồm 18 pho tượng gỗ màu đen, mỗi pho tượng gỗ là một vị La Hán, mỗi tượng La Hán lại có một vẻ mặt biểu thị những sắc thái hỉ nộ ái ố khác nhau. Trên mình các tượng gỗ đều vẽ những đường chỉ đen dạy cách vận động chân khí nội lực đi đến các huyệt đạo trên cơ thể. Muốn luyện La Hán Phục Ma Thần Công thì bước đầu tiên người luyện cần phải có một căn cơ nội lực thật thâm hậu để trấn áp tâm thần về nguyên vị, tư chất cũng cần phải thông minh để có thể thông tỏ được những biến hóa thiên hình vạn trạng của môn tuyệt kỹ này, đồng thời trong lúc luyện công phải bỏ hết tạp niệm thì công cuộc tu luyện mới đạt hiệu quả.

Trong Hiệp khách hành, nhân vật Thạch Phá Thiên (Cẩu Tạp Chủng) nhờ có căn cơ nội lực thâm hậu do cơ duyên hai luồng nội lực âm dương hòa hợp, lại có được tư chất thông minh, chất phác nên đã nhanh chóng luyện thành La Hán Phục Ma Thần Công, từ đó Cẩu Tạp Chủng trở thành nhân vật có nội lực tuyệt đỉnh cổ kim không ai sánh bằng.